Hiện nay ngành quản trị kinh doanh thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Do đó, rất nhiều bạn có mong muốn tham gia vào ngành. Nhưng, học quản trị kinh doanh có khó xin việc không? Hãy cùng chúng tôi đọc tiếp bài viết để biết thêm thông tin về ngành quản trị kinh doanh.
Khái quát ngành quản trị kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh được rất nhiều sinh viên trẻ quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành này thực hiện các công việc quản trị, quyết định quá trình kinh doanh để phát triển các hoạt động kinh doanh, bao gồm tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa hiệu suất, quản lý hoạt động kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, các chương trình đào tạo trong ngành quản trị kinh doanh đa dạng với nhiều lĩnh vực như quản trị, tài chính, nhân sự và thị trường, giúp sinh viên có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp. Các cơ hội việc làm bao gồm ứng tuyển vào các công ty, tập đoàn kinh tế, tài chính và chứng khoán, trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng hoặc nhân tố tích cực trong các viện nghiên cứu kinh tế.
Học quản trị kinh doanh có khó xin việc không? Đào tạo gì?
Do nhu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng, các trường đại học và cao đẳng đang cung cấp chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh đã được cập nhật để đảm bảo sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Giúp sinh viên tự trả lời câu hỏi :” Học quản trị kinh doanh có khó xin việc không?” Bằng năng lực của bản thân mình một cách tự tin nhất. Sinh viên sẽ có cơ hội thực hành thông qua các học kỳ doanh nghiệp để áp dụng lý thuyết vào thực tế trong quá trình học tập. Tỷ lệ lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo hiện nay thường ở mức 40:60.
>>Xem thêm bài viết:
Những môn học chung (kiến thức cơ sở)
- Kinh tế vi mô
- Kinh tế vĩ mô
- Quản trị học
- Kinh tế quốc tế
Những môn học chuyên ngành
- Quản trị tài chính
- Phân tích hoạt động kinh doanh
- Kế toán doanh nghiệp
- Quản trị dự án
- Quản trị Marketing
- Quản trị nhân sự
- Quản trị sản xuất và điều hành
- Quản trị chiến lược
- Khởi sự kinh doanh
Những môn học kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp
- kỹ năng làm việc nhóm
- kỹ năng quản lý thời gian
- kỹ năng chuẩn bị hồ sơ
Cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh
Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng đa dạng trong ngành quản trị kinh doanh, do đó có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Các công ty, tập đoàn kinh tế, tài chính và chứng khoán đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực này. Ngoài ra, sinh viên còn có thể trở thành giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc làm việc trong các viện nghiên cứu kinh tế. Bên cạnh đó các bạn tốt nghiệp từ ngành này có thể làm những việc sau:
- Chuyên viên marketing tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng hỗ trợ giao dịch khách hàng.
- Trở thành vị trí quản lý bộ phận, Trưởng/Phó phòng kinh doanh, nhân sự, Giám đốc/Phó giám đốc điều hành, Kế toán trưởng,… tại các công ty, doanh nghiệp, ngân hàng trong và ngoài nước.
- Giảng dạy, công tác tại các cơ sở đào tạo ngành quản trị kinh doanh.
- Tự khởi nghiệp và quản lý, điều hành công ty riêng của bản thân.
- Có thể học tiếp tục lên các bậc đào tạo cao hơn là thạc sĩ, tiến sĩ.
>>Xem thêm bài viết:
Mức lương ngành quản trị kinh doanh ra sao?
Do ngành này đang có nguồn nhân lực dồi dào, nên mức lương trong ngành này đang phân hóa rất rộng. Nhìn chung mức lương hiện tại sẽ phân hóa như sau:
- Mức lương thử việc dưới 3 triệu
- Nhân viên kinh doanh lương giao động từ 5 – 7 triệu + tiền % hoa hồng
- Chuyên viên lương giao động từ 8 triệu – 15 triệu
- Trưởng phòng kinh doanh lương giao động từ 10 triệu – 20 triệu
- Giám đốc lương phụ thuộc vào lợi nhuận của doanh nghiệp, mức lương trung bình trên 20 triệu
- Tuy nhiên, nhân viên kỳ cựu giàu kinh nghiệm và có thâm niên trong nghề từ 7 năm – 10 năm mức lương sẽ tăng cao lên đến 80 triệu đồng/tháng.
Các trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh tốt nhất hiện nay
Dưới đây là danh sách các trường đại học/cao đẳng có uy tín và chất lượng được nhiều bạn trẻ tin tưởng theo học ngành quản trị kinh doanh:
Bậc Đại Học:
- Trường đại học ngoại thương
- Trường đại học Kinh tế TP.HCM
- Học viện Tài Chính
- Trường đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Trường đại học Tôn Đức Thắng
- Trường đại học FPT TP.HCM
- Học viện ngân hàng
- Trường đại học Tài chính – Marketing
- Trường đại học Công nghệ TP.HCM
- Trường đại học kinh tế Quốc dân
Bậc Cao Đẳng:
- Trường cao đẳng Viễn Đông
- Trường cao đẳng thực hành FPT Polytechnic
- Trường cao đẳng Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường cao đẳng Bình Minh Sài Gòn
- Trường cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Vạn Xuân
- Trường cao đẳng Kinh tế – Công nghệ TPHCM
- Trường cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex TPHCM
- Trường cao đẳng Giao thông vận tải
- Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn
- Trường cao đẳng công nghệ thông tin TP.HCM
- Trường cao đẳng Tài Chính – Hải Quan