Nghề Y tế cộng đồng là một trong những ngành nghề ít được biết đến ở Việt Nam. Bạn có thắc mắc về tương lai sau khi tốt nghiệp? Đây là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về ngành nghề này và những cơ hội việc làm mà nó mang lại.
Tổng quát về ngành Y tế cộng đồng
Ngành y tế cộng đồng là một lĩnh vực khoa học chuyên sâu về phòng ngừa và kiểm soát các bệnh tật. Ngành này tập trung vào các phương pháp phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Các hoạt động của ngành y tế cộng đồng bao gồm tiêm vaccine, vệ sinh môi trường nước, khuyến khích sử dụng nước sạch, và nhiều hoạt động khác. Bộ Y tế là đơn vị có trách nhiệm quản lý và giám sát các hoạt động trong ngành y tế cộng đồng. Những ai theo đuổi ngành y tế cộng đồng có thể thực hiện nhiều công việc quan trọng và có ý nghĩa trong việc cải thiện sức khỏe cho cộng đồng.
Ngành y tế cộng đồng đào tạo những gì?
Ngành Y tế cộng đồng là lĩnh vực kết hợp giữa kiến thức về kinh tế, xã hội và y tế. Các chương trình đào tạo trong ngành này cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về văn hóa, kinh tế và y tế, giúp rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực này.
Đồng thời, ngành Y tế cộng đồng còn giúp sinh viên trở nên cầu thị và có khả năng giáo dục và tư vấn về sức khỏe cho cộng đồng. Nhờ đó, sinh viên có khả năng thích nghi và ứng phó với nhiều tình huống khác nhau trong công việc.
>>Xem thêm bài viết:
Ngành Kỹ Thuât Viện Nha Khoa
Y tá và điều dưỡng có gì khác nhau?
Mẫu đơn xin chuyển công tác ngành Y Tế
Ngành Y tế cộng đồng ra trường làm gì?
Như đã đề cập ở trên, ngành y tế cộng đồng là một ngành bao quát cả kinh tế, xã hội và y tế. Do đó, nhu cầu về nhân lực là rất cao. Các ngành nghề mà bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp là: Tham gia vào công tác giảng dạy ở những trường có đào tạo về lĩnh vực y tế xã hội. Làm việc tại các ban ngành hay những cơ quan thuộc Bộ y tế tại Trung ương và địa phương.
- Làm việc tại viện nghiên cứu y tế dự phòng hay viện vệ sinh dịch tễ.
- Làm việc tại viện ký sinh trùng, côn trùng và sốt rét, các viện y học lao động, viện môi trường,…
- Làm việc tại các tổ chức chính phủ như Bộ y tế Việt Nam, tổ chức y tế thế giới WHO.
- Có thể làm việc tại bệnh viện chuyên ngành từ Trung ương cho đến địa phương bao gồm như: Viện lao động xã hội và vệ sinh môi trường, Viện nội tiết trung ương, các bệnh viện nội tiết tuyến tỉnh hay bệnh viện đa khoa tỉnh, trạm y tế xã,…
- Tham gia vào các dự án, trung tâm y tế chuyên ngành, các chương trình Y tế xã hội quốc gia,…
- Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến lĩnh vực y tế bao gồm: ABT Associates Việt Nam, Viện nghiên cứu y xã hội học (ISMS), Mediconsult Việt Nam
Lương ngành Y tế cộng đồng ra sao?
Vì Y tế cộng đồng thuộc nhóm ngành Y Tế, nên mức lương của ngành này được quy định rõ bởi pháp luật. Lương của ngành Y tế cộng đồng được tính theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 11/2015/TTLT-BYT-BNV, cụ thể như sau:
- Chức danh cao cấp (hạng I) sẽ được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1). Hệ số lương được tính từ 6.2 cho tới 8.0.
- Chức danh cộng chính (hạng II) được áp dụng hệ số loại A2 (nhóm A2.1). Hệ số lương sẽ được dao động từ 4.4 cho tới 6.78.
- Chức danh hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1. Hệ số lương dao động từ 2.34 tới 4.98.
Việc xếp lương dựa theo chức danh được quy định với các viên chức đã xếp lương tại Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.Do đó, khi làm việc trong ngành này, các bạn sẽ biết rõ cụ thể mức lương tương ứng với chức danh của mình, không sợ bị chèn ép lương.
>>Xem thêm bài viết:
Biểu tượng ngành Y
Ngành Kỹ Sư Nông Nghiệp
Ngành phẫu thuật thẩm mỹ